Quy trình đánh sọc mờ HL (satin) inox bồn inox, theo tiêu chuẩn CHLB Đức
Sử dụng Nhám Nhật hạt P 80 – hạt mài Ziconia, để xóa vết xước sâu, chất lượng nhám rất quan trọng ảnh hưởng đến sự đồng nhất về mặt, sử dụng Nhám Nhật sẽ làm cho bề mặt có độ nhấm nhô đều. Từ đó quá trình sau sẽ dễ dàng hơn và không để lại vết xước trên bề mặt.
Bước 2: Làm mịn bề mặt bằng nhám P 120
Nhám Nhật hạt P 120 - hạt mài Ziconia, để làm mịn bề mặt, bề mặt được bào mòn đểu và mịn.
Bước này là bước quan trọng nhất trong việc đánh bóng inox. Vì vậy phải kỹ càng khi thao tác đánh bóng ở giai đoạn này để đảm bảo chắc chắn rằng không còn vết xước sâu bất kỳ nào trên bề mặt.
Bước 3:Tạo sọc mờ bằng đá tạo sọc HL K60 hoặc K180
- Loại sọc thô đá tạo HL sẽ là loại – K60, sau khi tạo sọc mờ bề mặt sẽ có sọc HL (satin) thô.
- Loại sọc mịn đá tạo HL sẽ là loại – K180, sau khi tạo sọc mờ bề mặt sẽ có sọc HL (satin) mịn
Bước 4: Tạo độ mướt, độ mịn cho bề mặt inox bằng đá nỉ K180
Sử dụng nỉ K180 để bề mặt inox sau khi gia công có độ mượt mà, mịn và đồng nhất bề mặt. Đồng thời cũng tăng độ bóng Hairline cho bề mặt inox sau gia công.
-----------------------------------
Quy trình đánh gương inox bồn inox, theo tiêu chuẩn CHLB Đức
Bước 1: Xóa vết xước sâu bằng nhám P 80
Sử
dụng Nhám Nhật hạt P 80 – hạt mài Ziconia, để xóa vết xước sâu, chất
lượng nhám rất quan trọng ảnh hưởng đến sự đồng nhất về mặt, sử dụng
Nhám Nhật sẽ làm cho bề mặt có độ nhấm nhô đều. Từ đó quá trình sau sẽ
dễ dàng hơn và không để lại vết xước trên bề mặt.
Bước 2: Làm mịn bề mặt bằng nhám P 120
Nhám Nhật hạt P 120 - hạt mài Ziconia, để làm mịn bề mặt, bề mặt được bào mòn đểu và mịn.
Bước
này là bước quan trọng nhất trong việc đánh bóng inox. Vì vậy phải kỹ
càng khi thao tác đánh bóng ở giai đoạn này để đảm bảo chắc chắn rằng
không còn vết xước sâu bất kỳ nào trên bề mặt
Bước 3: Làm mịn bề mặt bằng nhám A 100
Nhám
Nhật hạt A 100 - hạt mài Piramix, để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi
mài sẽ rất mịn, nhưng chưa phản chiếu được ánh sáng nhiều.
Bước 4: Đánh bóng bề mặt bằng nhám A 45
Nhám
Nhật hạt A 45 - hạt mài Piramix, để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi
mài sẽ rất mịn, Bề mặt sau khi đánh bóng sẽ mịn đều và sáng rất nhiều.
Bước 5: Đánh bóng gương bằng nhám A 16
Nhám
Nhật hạt A 16 - hạt mài Piramix, để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi
mài sẽ rất mịn, Bề mặt sau khi đánh bóng sẽ đạt bóng gương.
Bước 6: Đánh bóng gương bằng nhám A 6
Nhám
Nhật hạt A 6 - hạt mài Piramix, để làm mịn bề mặt, bề mặt được sau khi
mài sẽ rất mịn, Bề mặt sau khi đánh bóng sẽ đạt bóng gương có chất lượng cao
supper mirror.
Bước này áp dụng cho sản phẩm có chất
lượng cao cấp ví dụ: Đồ trang sức, cúp bóng đá, đồ trang sức, bồn cho ngành dược phẩm, sữa, thức uống hoặc các sản phẩm
có tính mỹ thuật cao…
Bước 7: Đánh bóng gương
hoàn thiện bằng bánh vải
Đánh bóng gương bằng bánh vải và lơ nhằm tăng độ bóng, sáng và khả năng phản
chiếu ánh sáng của inox, đồng thời sử dụng lơ có chất lượng cao sẽ làm cho độ
bóng inox được kéo dài, hạn chế sự oxi hóa nhẹ trên lớp mỏng bề mặt.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Một số khái niệm về sự
khác nhau giữa ký hiệu nhám P và độ nhám A.
P: Ký hiệu
nhám theo tiêu chuẩn Châu Âu ( FEPA is the European Federation of Abrasives
Producers)
A: Ký hiệu
nhám theo tiêu chuẩn Nhật (JIS is the Japanese Standardization Organization).
P và A không
phải là độ nhám, mà là ký hiệu nhám, chỉ ra độ kích thước trung binh của một tổ
hợp hạt.
Ví dụ:
P 60
Sieve
|
+40
|
+50
|
+60
|
+60+70
|
-80
|
Allowable Limits (%)
|
0
|
30
max
|
40
min
|
65
min
|
3
max
|
Sẽ bao gồm
nhiều hạt: 50, 60, 70, 80. Và giới hạn tỉ lệ %
cho phép các hạt này sẽ được hiệp hội quy định.
Vì vậy: P60
là một ký hiệu chỉ 1 tập hợp số chứ không phải là một số nhất định.
Tương tự như
vậy A60 cũng la 1 tập hợp số.
Vì là 1 tập hợp số, nên sẽ không thể
quy chính xác từ P sang A, hay từ A sang P.
Nhưng theo
tính toán thực tế tất cả các giá trị A và P, ta sẽ được 1 giản đồ. Để tham thảo
so sánh giữa A và P.
Theo
giản đồ ta thấy: Với A6 thì giá thị P có thể là P 2700, P3000, P3500, P4000
Trong sản xuất
thực tế, ta sẽ kiểm tra bằng thực tiễn nhám thông qua đánh giá thực tế trên sản
phẩm. A và P chỉ là ký hiệu tham khảo để ta lựa chon sơ khởi ban đầu.
Ngay
cả A và P của các nhà sản xuất nhám khác nhau cũng sẽ khác nhau. Ví dụ: P60 của
Nhật, sẽ khác P60 của Đức hay của Trung Quốc, Vì tỉ lệ các hạt ( 50, 60, 70, 80
) là khác nhau.
Một số khái niệm về Cấu tạo của 1 đai nhám gồm 3 phần:
a. Hạt mài (Grain): Các hạt phổ
biến là: Ceramic, Silicon Carbide, Green Silicon Carbide, Aluminum Oxide, White
Alumium Oxide, Garnet, Open Coat…
b. Keo dính (Bonding): Các chất hóa học để kết
dính hạt mài lên nền vải nhám là các hợp chất sau: Resin Bond, Resin Over Glue
Bond, Glue Bond, Zinc Stearate
c. Nền vải nhám (Backing): Thông thường sử dụng Giấy
Tổng Hợp hoặc Vải Jeans hoặc Vải Twill
*Trong các loại hạt mài thì loại Ziconia là loại nhám dùng tốt nhất về chất lượng sản phẩm mài và độ bền đai nhám.
Chú ý: Để sử dụng đai
nhám tốt cho inox và những hợp kim có chứa Niken và Crome cao. Thì Tốc Độ Dài
của đai mài thích hợp là
L = 12-16 m/s .
Công thức tính : L = (π x D)/1000 X RPM/60
Trong đó
π = 3.1416
RPM = vòng/phút
D = đường kính (mm)
Cắn cứ vào công thức tính ta có thể lựa chọn được tốc độ quay và đường kính roler (bánh dẫn đai), thích hợp nhất.
Công thức tính : L = (π x D)/1000 X RPM/60
Trong đó
π = 3.1416
RPM = vòng/phút
D = đường kính (mm)
Cắn cứ vào công thức tính ta có thể lựa chọn được tốc độ quay và đường kính roler (bánh dẫn đai), thích hợp nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét